Bóng chuyền là một trong 3 môn thể thao phổ biến nhất tại Việt Nam, bởi nếu không phải vận động viên chuyên nghiệp thì bóng chuyền là môn thể thao vô cùng dễ chơi, cùng tìm hiểu thêm về môn thể thao bóng chuyền nữ, môn thể thao "Hoàng Hậu" tại Việt Nam.

Bóng chuyền nữ có những vị trí nào?

Trong bóng chuyền chuyên nghiệp mỗi bên có 6 vận động viên và có 5 vị trí cơ bản bao quát sân đấu 18m chiều dài và 9m chiều rộng, mỗi vị trí trên sân có một nhiệm vụ riêng, cùng tìm hiểu các vị trí và nhiệm vụ của chúng.

Những vị trí trong bóng chuyên nữ
5 vị trí cơ bản trong bóng chuyền nữ

1. Libero: sau cùng hàng phòng ngự

Bắt đầu là với vị trí cuối cùng nằm sát mép ngoài sân bóng, vị trí này được xem là cơ động nhất trong đội bóng, người chơi libero có 2 nhiệm vụ:

- Phòng ngự: Đây là nhiệm vụ chính, bởi sự linh hoạt họ là người phòng thủ những pha bắt bóng, những pha bỏ nhỏ, những pha đập từ chủ công hay cầu thủ tấn đội bạn.

- Tấn công: Những pha bóng bước 1 sẽ tạo điều kiện cho chuyền 2 có đường bóng thuận lợi nhất trước khi phân phối bóng theo chiến thuật.

Người chơi Libero cần rất nhiều phẩm chất: tốc độ, phản ứng, quan sát và khả năng chuyền bóng; Những yêu cầu này khiến những cầu thủ Libero gần như khác biệt hoàn toàn với phần còn lại, khi các cầu thủ tấn công khác có thể cao đến 1m9 - 2.0m, thì họ lại là những chú lùn thực sự trên sân khi chỉ sở hữu chiều cao trung bình khiêm tốn từ 1m5-1m7.

>> Tìm hiểu 26 ký hiệu trọng tài bóng chuyền

2. Setter (Chuyền hai): điều phối bóng

Đúng với cái tên thường được gọi là chuyền hai, họ là những người chạm bóng thứ 2 với nhiệm vụ phân phối bóng cho các tay đập tấn công tùy thuộc vào chiến thuật của đội bóng. Setter có 3 nhiệm vụ:

- Phân phối bóng: Nhiệm vụ chính là phân phối bóng cho 4 vị trí tấn công (đập trái, phải, giữa và sau vạch 3m).

- Tấn công: Setter hoàn toàn có thể tấn công bằng những đường bóng dài về cuối sân và những pha "bỏ nhỏ" vào khoảng trống hàng phòng ngự, vì họ không sở hữu những pha đập bóng quá chất lượng.

- Phòng ngự: Setter cũng có nhiệm vụ chính là giữ vị trí trên sân, phòng ngự những pha bóng thả nhỏ hoặc bóng đập chắn.

Vị trí này yêu cầu các tố chất: Khả năng chuyền bóng thành thạo, tầm nhìn, quan sát, giữ nhịp trận đấu và quyết đoán(ra quyết định nhanh chóng). Những yêu cầu này phù hợp với những cầu thủ có nhiều kinh nghiệm, có khả năng bao quát cả trận đấu, vị trí này được gianh cho đội trưởng.

3. Middle Blocker (tay chắn giữa): tay đập hay chắn giữa

Vị trí phòng ngự chính cho đội bóng, vị trí hoạt động chính là ở khu vực trung tâm trước vạch 3m, là vận động viên có chiều cao tốt nhất trên sân, Middle Blocker có 2 nhiệm vụ:

- Phòng ngự: Chắn những pha đập giữa, hay ghép chắn đôi với 2 tay chắn trái hoặc phải.

- Tấn công: Thực hiện nhưng pha "bỏ nhỏ" với chiều cao tốt, hoặc nhưng pha đập nhanh.

Vị trí này sẽ không có nhiệm vụ sở trường mà cân bằng giữa công và thủ, người chơi vị trí này cần những tố chất sau: Chiều cao tốt nhất trong đội, bật nhảy, khả năng phán đoán, chọn vị trí và quyết đoán.

4. Opposite Hitter: Tay đập phải

Vị trí tấn công quan trọng thứ 2 trong đội, tay đập phải sẽ đảm nhận 3 nhiệm vụ:

- Tấn công: Là tây đập bóng bên phải lưới, thường là những pha đập chéo góc gây khó khăn cho hàng phòng ngự, đập bóng xuống cuối sân.

- Chuyền bóng: Hỗ trợ chuyền bóng nếu Setter chưa kịp vào thế chuẩn bị.

- Phòng ngự: Chắn phải, hoặc ghép chắn với middle.

Tay đập phải hay không phải là tay đập tốt nhất trên sân, nhưng lại sở hữu khả năng đánh bóng nhanh, nhưng pha tấn công không hẳn ghi điểm mà có thể giải tỏa áp lực phòng ngự cho đội bóng. Người chơi vị trí này cần sở hữu những tố chất: Bình tĩnh, bật cao, chiều cao tốt, khả năng phán đoán, lực tay, xoay cổ tay tốt.

5. Outside Hitter(Chủ công): Tay đập trái

Vị trí mà bất kỳ cầu thủ nào cũng mong ước, một vị trí chỉ chuyên về tấn công với những pha đập bóng lực và dứt khoát. Outside Hitter tay đập trái hay còn được gọi là chủ công cũng có 2 nhiệm vụ:

- Tấn công: Vai trò chính, dậm nhảy đập bóng hoặc thả bóng để ghi điểm.

- Phòng ngự: Chắn trái, ghép chắn đôi.

Người chơi chủ công là người có khả năng đập bóng tốt nhất trong đội, khả năng đánh bóng có tỷ lệ chính xác cao và biến hóa trong những tình huống tấn công khác nhau, vị trí đập trái giúp người đánh bóng có những pha đập bóng mạnh hơn bởi kết hợp cả xoay eo, vai, cánh tay và cổ tay. Những người chơi ở vị trí này cần những tố chất: chiều cao, bật nhảy, dẻo dai, lực tay, quyết đoán.

Luật chơi cơ bản trong bóng chuyền nữ

Kích thước sân bóng:

- Chiều dài toàn sân: 18m(chia đều 2  sân 9m)

- chiều rộng: 9m

- Vạch kẻ 3m chia hàng tấn công gần lưới - 6m sau vạch hàng phòng ngự

Người chơi: mỗi bên có 6 người, số lần thay người không bị giới hạn, hoặc giới hạn tùy thuộc vào từng giải đấu.

Ghi điểm:

- Số lần chạm bóng tối đa trong 1 lượt của 1 đội là 3 lần.

- Đánh bóng xuống mặt sân đối phương.

- Bóng chạm tay đối phương lần cuối trước khi ra ngoài mặt sân thi đấu.

Chiến thuật cơ bản trong bóng chuyền nữ

1. Lên lưới: Chiến thuật cơ bản là điều phối bóng ra 2 cánh để 2 tay đập chính ghi điểm với những pha đấm bóng mạnh.

2. Bỏ nhỏ: cầu thủ tấn công thả nhẹ bóng vào vùng trống khó phòng thủ của đội bạn

3. Đập trồng: chuyền 2 sẽ thả bóng gần sát với chiều cao của lưới, chắn giữa hoặc 2 tay đập di chuyển nhanh để đập bóng khi các tay chắn đội bạn chưa kịp di chuyển phòng ngự.

4. Đập 3m: đập sau vạch 3m, thường được xử lý bởi các cầu thủ chuyên về phòng ngự tuyến sau.

Bóng chuyền nữ Việt Nam

đội bóng chuyền nữ việt nam

Tại Việt Nam đội bóng chuyền được yêu mến nhiều hơn cả các vận động viên bóng chuyền nam bởi đạt được nhiều thành tích tốt, đội bóng chuyền nữ Việt Nam được thành lập từ năm 1989, nhưng phải đến những năm 2005 mới thật sự nổi trội tại khu vực và cả các giải đấu châu lục.

Thành tích tốt nhất của đội tuyển nữ Việt Nam là lọt vào bán kết giải đấu CUP bóng chuyền nữ vô địch Châu Á năm 2012 tổ chức tại Kazakhstan. Được đánh giá là đội bóng có lối chơi đa dạng, biến hóa; bị hạn chế nhiều bởi không được đầu tư tốt như các đội bóng Châu Âu nên không thể tận dụng được hết tiềm lực vận động viên.

Bóng chuyền hay bóng chuyền cực kỳ dễ chơi, vì diện tích sân chơi vừa và nhỏ nên phù hợp với nhiều đối tượng, môn thể thao cũng mang lại cảm giác vui vẻ khi là môn đồng đội nhưng cũng đầy kịch tính khi đối kháng khá quyết liệt.

Nguồn: Hồng Phúc Sport