Bóng chuyền khá dễ chơi và cũng không có quá nhiều luật lệ, chỉ cần nắm vững 6 kỹ thuật cơ bản khi chơi bóng chuyền bạn hoàn toàn có thể xem như 1 vận động viên bán chuyên, các kỹ thuật này đơn giản nhưng cần thời gian dài để trui rèn năm vững để thực hiện tốt nhất.

6 Kỹ thuật cơ bản khi chơi bóng chuyền

1. Giao bóng

Giao bóng là điểm bắt đầu cho một trận đấu, đội giành được lợi thế tấn công trước, có nhiều kỹ thuật giao bóng khác nhau về cơ bản thì gồm 3 cách giao bóng:

- Phát bóng mạnh: đánh bóng mạnh bổng, hoặc bật cao găm bóng.

- Bóng xoáy: đập bóng xoáy 2 chiều.

- Bóng lắc lư: đánh bóng lảo đảo và rơi tự do.

>> Tìm hiểu 26 ký hiệu trọng tài bóng chuyền

2. Đỡ bước một

Nếu giao bóng là điểm bắt đầu 1 trận đấu thì đỡ bước một sẽ là khởi đầu cho phòng ngự cũng như là điểm đầu cho 1 pha tấn công, bắt bước 1 hay còn gọi là bắt "Ki" là kỹ năng cơ bản nhất phải biết khi chơi bóng chuyền, bắt bước 1 chuẩn xác tạo điều kiện cho chuyền 2 chuyển giao bóng cho các tay đập.

3. Chuyền hai

Trung tâm của mọi cuộc tấn công: Chuyền 2 nhận bóng từ người chơi bóng ngự, chuyền giao bóng qua 2 cánh hoặc trung tâm để thực hiện các pha tấn công, bóng sẽ được chuyền bổng cao trên mép lưới để thực hiện các pha đập bóng. Chuyền 2 có thể sử dụng Ki hoặc dấu tay bằng 2 bàn tay với 3 ngón: cái, chỏ và giữa.

4. Đập bóng

Nhiệm vụ chính để ghi điểm, người đập bóng sẽ xác định đường chuyền, căn thời gian, bật cao, đập bóng vao tâm bóng hoặc các phần trên bóng với lực tác động khác nhau để lái bóng, đập bóng cũng có 2 loại:

- Đập bóng găm: bóng găm mạnh, thẳng xuống mặt sân.

- Đập bóng chắn: Nếu có chắn tay có thể đập bóng vào chắn để bóng văng ra ngoài sân thi đấu

- Bỏ nhỏ: đập bóng nhẹ vào khoảng trống giữa các cầu thủ phòng ngự

5. Chắn bóng

Nhiệm vụ phòng ngự tuyến đầu, những cầu thủ đứng bên vạch lươi bên đội mình bật cao để chắn những pha đập bóng đội bạn, chắn bóng cũng giúp giảm lực đập bóng, dễ dàng cho hàng phòng ngự phía sau hơn.

- Lưu ý khi chắn bóng: Tay chắn có thể ghép 2 chắn hoặc 3 chắn thay vì chắn đơn; chắn bóng dễ bị dính vào lưới, trong bóng chuyền chuyên nghiệp gọi là lỗi lên lưới.

6. Cứu bóng

Thuộc về những pha bóng phòng ngự, có rất nhiều tình huống trong sân cần phải cứu bóng:

- Cứu bóng tấn công: Các pha bóng bật rào chắn ra ngoài, cần đưa bóng vào sân thi đấu sau nhịp chạm đầu tiên.

- Bóng đập găm: phán đoán và xử lý bóng

- bóng bỏ nhỏ: bóng rơi vào khoảng trống, bóng rơi chậm.

Lưu ý bạn có thể cứu bóng bằng mọi bộ phận trên cơ thể vì trong bóng chuyền không có luật cấm sử dụng các vị trí khác ngoài tay, 2 vị trí thường được sử dụng là tay và chân.

Nhưng kỹ thuật cơ bản sẽ là nền tảng để phát triển các kỹ năng nâng cao hơn phục vụ cho bóng chuyền chuyên nghiệp, tập luyện liên tục và thường xuyên là cách tốt nhất để nâng cao.

Nguồn: Hồng Phúc Sport